Tổng quan về IELTS và các kỹ năng
IELTS là gì? Bài thi gồm mấy phần? IELTS tính điểm như thế nào?… Tất tần tật thông tin về kỳ thi IELTS được Cleverlearn tổng hợp dưới đây giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất.
IELTS là viết tắt của International English Language Testing System (Hệ thống kiểm tra Anh ngữ Quốc tế). Các kỳ thi IELTS sẽ bao gồm bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Kỳ thi này được đồng sỡ hữu và điều hành bởi 3 tổ chức: University of Cambridge ESOL, British Council (Hội Đồng Anh) và tổ chức giáo dục IDP của Úc.
IELTS chia làm 2 phần dựa vào mục đích học : Academic (học thuật) và General Training (tổng quát) . Nếu bạn muốn đi du học tại một trong những trường đại học hàng đầu thế giới ở một quốc gia nói tiếng Anh, bạn sẽ cần có bằng Academic IELTS.
Tại một số quốc gia, IELTS được sử dụng như là một kỳ thi tiếng Anh trong các trường đại học và cao đẳng như: Úc, New Zealand, Anh, Nam Phi, Canada.
- Dạng bài thi IELTS
Dạng thức bài thi IELTS ra sao? Điểm khác nhau giữa Khối thi Học thuật (Academic Module) và Khối thi Đào tạo Tổng quát (General Training Module) là gì?
Khối thi Học thuật (Academic) dành cho thí sinh theo học các khoá đào tạo học thuật từ bằng cấp Diploma, Cử nhân (Bachelor) đến các học vị Thạc sỹ (Master) và Tiến sỹ (Doctor).
Khối thi Đào tạo Tổng quát dành cho các thí sinh tham dự các khoá đào tạo không mang tính học thuật (non-academic training) hoặc cho những người muốn xúc tiến thủ tục định cư tại Úc hoặc New Zealand. Nếu bạn không chắc phải dự thi khối thi nào, hãy liên lạc với các trung tâm IELTS hoặc với cơ sở yêu cầu điểm IELTS để hỏi rõ trước khi bạn quyết đinh dự thi.
Bài thi IELTS có 4 môn thi: Nghe, Đọc, Viết và Nói, trong đó 2 môn thi Nghe và Nói là giống nhau cho cả 2 khối thi kể trên. Điều này có nghĩa là cho dù bạn dự thi khối thi Học thuật hoặc Đào tạo Tổng quát thì độ khó của bài thi Nghe và Nói là ngang nhau. Sự khác nhau về đề tài cũng như độ khó của hai khối thi chỉ được thể hiện qua hai môn thi còn lại là Đọc và Viết (tất nhiên bài thi môn Đọc và Viết của Khối thi Học thuật khó hơn các bài thi tương ứng của Khối thi Đào tạo Tổng quát).
- Các yêu cầu về Anh ngữ của các trường
- Điểm IELTS >= 6.5 để học sau Đại học
- Điểm IELTS >= 6.0 để theo học Đại học
- Điểm IELTS >= 5.5 để học TAFE hoặc các khoá đào tạo chuyên môn
- Điểm IELTS >= 5.0 để học Trung Học
- Cách chấm điểm
Thí sinh sẽ nhận được phiếu báo kết quả trong khoảng 2 tuần tính từ ngày thi:
Điểm được cho trên thang từ 1-9.
Thí sinh được báo điểm từng môn thi Nghe, Đọc, Viết, Nói (Band Score) và Mức điểm tổng quát (Overall Band Score). Mức điểm này được gọi là Điểm thi IELTS (Test Results).
Mức điểm tổng quát, điểm môn thi Nghe và điểm môn thi Đọc có thể có số lẻ (0.5) điểm thi môn thi Viết và điểm thi môn Nói là điểm tròn, không có số lẻ.
Không có mức đỗ hoặc trượt vì tuỳ theo trình độ mà thí sinh được đánh giá ở mức điểm là bao nhiêu theo thang điểm.
Điểm IELTS chỉ có giá trị trong 2 năm.
Như đã nói trên, phiếu báo điểm thể hiện điểm từng môn của thí sinh và Mức điểm tổng quát. Điều này cho phép cơ sở mà thí sinh đăng ký nhập học xác định những điểm mạnh và yếu của thí sinh về kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ, từ đó quyết định xem thí sinh có đủ điều kiện về ngôn ngữ để theo học hay không. Các điểm số này được thể hiện trên phiếu báo điểm cùng với chi tiết về Quốc tịch, ngôn ngữ mẹ đẻ và ngày tháng năm sinh của thí sinh. Phiếu báo điểm cũng cho biết đây là điểm thi của Khối thi Học thuật hoặc Khối thi Đào tạo Tổng quát. Phiếu báo điểm phải có dấu của trung tâm tổ chức thi, dấu chứng thực của cơ quan điều hành IELTS. Phiếu này phải được trung tâm tổ chức thi gửi trục tiếp đến cơ sở đào tạo (căn cứ theo yêu cầu của thí sinh và thí sinh phải đóng một khoản lệ phí nhỏ) hoặc thí sinh nhận trực tiếp. Các bản photo phiếu báo điểm đều không có giá trị thay thế bản chính cho các yêu cầu liên quan đến việc xin học.
Ý nghĩa của mức điểm
Thang mức điểm tổng quát có 9 mức điểm với cách diễn giải như sau:
Mức điểm 9 Expert user (Người dùng (ngôn ngữ) thông thạo)
Hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ: thích hợp, chuẩn xác và lưu loát với sự thông hiểu tuyệt đối.
Mức điểm 8 Very good user (Người dùng rất tốt)
Hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ, thỉnh thoảng mới có chỗ chưa được chính xác và không thích hợp nhưng không mang tính hệ thống. Có đôi chỗ hiểu lầm trong những tình huống không quen thuộc. Xử lý tốt các lập luận phức tạp.
Mức điểm 7 Good user (người dùng tốt)
Nắm vững ngôn ngữ, mặc dù thỉnh thoảng có những chỗ thiếu chính xác, không thích hợp và hiều lầm. Nói chung là xử lý tốt ngôn ngữ phức tạp v à hiểu lý luận chi tiết.
Mức điểm 6 Competent user (Người dùng có khả năng)
Nói chung là nắm vững ngôn ngữ mặc dù có những chỗ thiếu chính xác, không thích hợp và hiểu lầm. Có thể dùng và hiểu ngôn ngữ phức tạp, đặc biệt trong các tình huống quen thuộc.
Mức điểm 5 Modest user (Người dùng khiêm tốn)
Phần nào nắm được ngôn ngữ, hiểu được nghĩa tổng quát trong hầu hết tình huống mặc dù có có thể phạm nhiều lỗi. Có khả năng xử lý giao tiếp cơ bản trong lĩnh vực riêng của mình.
Mức điểm 4 Limited user (Người dùng hạn chế)
Khả năng cơ bản chỉ hạn chế ở những thình huống quen thuộc. Thường xuyên gặp vấn đề về hiểu và diễn đạt. Không thể dùng ngôn ngữ phức tạp.
Mức điểm 3 Extremely limited user (Người dùng cực kỳ hạn chế)
Chỉ diễn đạt và hiểu được nghĩa tổng quát trong những tình huống rất quen thuộc. Thường xuyên thất bại trong giao tiếp.
Mức điểm 2 Intermitten user (Người dùng lúc được lúc không)
Không có khả năng giao tiếp thật sự ngoại trừ những thong tin cơ bản nhất, dùng các từ riêng lẻ hoặc các công thức ngắn trong những tình huống quen thuộc và để đáp ứng các nhu cầu tức thời. Gặp khó khăn đáng kể trong việc hiểu văn nói và văn viết tiếng Anh.
Mức điểm 1 Non user (Không phải là người dùng)
Cơ bản là không có khả năng về ngôn ngữ ngoài phạm vi một vài từ riêng lẻ.
(Tổng hợp và biên tập)
Tag:IELTS, IELTS là gì, luyện thi