fbpx

[[TOEIC] Tổng hợp các mẹo làm bài thi Part 5 – Hoàn thành câu

Ở Phần 5, nếu bạn muốn làm nhanh nên nhìn phía trước và sau chỗ trống (xác định được từ loại của chỗ trống cần điền), sau đó nhìn nhanh xuống các đáp án (tức là chỗ trống người ta cho mình các phương án gì). Nếu câu này thuộc dạng “từ loại – word form” hay điền giới từ thì ta có thể điền được luôn. Còn nếu vẫn chưa xác định được phải điền từ gì thì ta skim (liếc nhanh) câu đề bài cho một lần nữa xem có thuộc cấu trúc nào ko? ví dụ Neither …. nor, both…and, have st done …. hay là cụm giới từ…

Nếu vẫn không thuộc dạng này thì có thể câu rơi vào một dạng phổ biến nhất là: meaning, tức là các từ trông na ná giống nhau, ta phải chọn theo nghĩa.

Mẹo làm bài thi TOEIC Part 1
Mẹo làm bài thi TOEIC Part 2
Mẹo làm bài thi TOEIC Part 3
Mẹo làm bài thi TOEIC Part 4

Cụ thể hơn, ta có thể phân loại như sau:

► Loại 1: Meaning, tức là các đáp án cho sẵn tương đối giống nhau về mặt nào đó, có thể là giống về tiền tố, hậu tố, hay các từ viết gần giống nhau.Vd: transfer, transmit, transport, transplant … hay hearly, hardly, handly, healthy … Loại này thì ko có cách nào khác ta phải biết hoặc đoán nghĩa các từ hoặc nhìn trong câu xem có cụm nào hay đi với nhau ko.

Ex: This fax from Mr. Stevens was _______ at 11 a.m Eastern Standard Time.

  1. Transplanted
  2. Transferred
  3. Transported
  4. Transmitted

Đáp án chính xác ở đây là Transmitted (send electronic signal)

Trong đề thi có khoảng 14 đến 15 câu loại này.

► Loại 2: Preposition – Giới từ (khoảng 4 đến 5 câu). Về việc lựa chọn giới từ để điền phụ thuộc vào phía trước và sau chỗ trống. Phần này cũng ko có cách nào khác ngoài việc học thuộc các cụm hay đi với nhau. Ví dụ eligible for, contribute to, interested in…

► Loại 3: Word form – từ loại (trong đề có khoảng 14 đến 15 câu loại này)

Đây là phần dễ ăn điểm. Muốn làm nhanh ta để ý các vấn đề ngữ pháp như sau:

– Prep + N/V-ing: sau giới từ là danh từ hoặc V-ing

– a/the + (adv + adj + N) = a/the + N phrase. Trước danh từ là tính từ, trước tính từ là trạng từ. Ở đây người ta có thể bỏ trống hoặc adv, hoặc adj để mình chọn từ loại điền vào chỗ trống.

– To be + adv + V-ed / V-ing (giữa be và p.p/ V-ing là trạng từ). Thực ra ở đây Present Participle (hay V-ing) hoặc Past Participle (Hay còn gọi V-ed) đóng vai trò làm tính từ, trước tính từ ta cần 1 trạng tư bổ nghĩa cho tính từ đó. Trong câu V-ing là tính từ mang nghĩa chủ động: gây ra, đem lại. VD: Interesting news: tin tức đem lại sự thú vị cho mọi người. Còn V-ed mang nghĩa bị động. VD: I’m interested in: tôi (cảm thấy) thích thú về….

Khi làm câu dạng này ta phải đặt ra câu hỏi: “ing hay ed?” tương đương với việc ở đây ta cần 1 tính từ mang nghĩa chủ động hay bị động?

–  adv + Verb hoặc Verb + adv. Xung quanh động từ ta cần 1 trạng tư bổ nghĩa, tuy nhiên không phải lúc nào trạng từ cũng đứng sau động từ mà đôi khi trạng từ có thể đứng trước động từ.

– Các động từ Causative:

Loại 1: Chủ động: S + Make, Have, Let + SB + DO something.

S + V khác Make/Have/Let + SB + TO DO something.

Loại 2: bị động

S + Causative Verb + O + Past Participle

Ex: I had my car fixed.

– Một loại nữa cũng nằm trong nhóm điền word form đó là câu điều kiện

Loại 1: If do, will do. (điều kiện có thật ở hiện tại)

Loại 2: if did, would do (điều kiện ko có thật ở hiện tại)

Loại 3: if had done, would have done (điều kiện ko có thật ở quá khứ).

Thường thì người ta bỏ trống chỗ điền động từ và ta phải xem câu điều kiện này ở loại mấy để điền.

– Cấu trúc: the first, the second, the last ….. to do (chính là một dạng của Mệnh đề quan hệ rút gọn – reduced form)

► Loại 4: Connecting Words và Adver-clause Markers (trong đề có khoảng 5 đến 6 câu)

Coordinators: For, and, nor, but, or, yet, so. Khi làm ta cần đọc hiểu => mối quan hệ giữa 2 vế => lựa chọn từ cần điền thích hợp.

Correlative Conjunctions: Both … and; not only…. but also; either … or, neither…nor. Loại này ko khó, chỉ cần liếc qua câu & chỗ trống, sau đó liếc qua câu trả lời là có thể điền được từ nối còn lại. Ví dụ người ta cho ‘neither…..’ và ta phải chọn ‘nor’ để hoàn thành câu.

Adver-clause Markers:

Before, after, since, until, once/as soon as, as/when, while. Loại này muốn làm tốt ta phải dịch hiểu mối quan hệ 2 vế => chọn từ cần điền.

Because/since, Although/though/Even though/While/Whereas; if, unless, Whether … or…/ so that/ in order that;  so adj that + Clause

Because of/Due to + Noun/V-ing

Despite/In spite of + Noun/V-ing

Loại này khi làm cần chú ý sau chỗ trống là N/V-ing hay là mệnh đề – clause để chọn từ nối thích hợp.

► Loại 5: Điền đại từ quan hệ Relative Pronoun:(trong đề thường có 1 đến 2 câu) Who, whom, which, what, whose. Khi làm loại này cần lưu ý từ loại của chỗ trống cần điền là gì? ta cần một chủ ngữ hay tân ngữ? hay là sở hữu (whose)?

► Loại 6: Điền Pronoun/ Reflexive/ Possessive adjectives (Đại từ, đại từ phản thân, tính từ sở hữu). (trong đề có 1 – 2 câu loại này).

Khi làm loại này ta cần lưu ý chỗ trống là chủ ngữ hay tân ngữ? nếu là tân ngữ thì có phải chính là chủ ngữ đó ko? (đại từ phản thân) hay là tính từ sở hữu … Dạng này tuy ko khó nhưng vẫn nên cẩn thận tránh nhầm lẫn đáng tiếc.

Chúc các bạn thành công!

{Sưu tầm}

Leave A Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối Tác - Khách Hàng

0986.000.664