fbpx

Làm theo 4 bước sau, thi TOEIC online hiệu quả cực kỳ

Khi ôn luyện đề thi TOEIC online chúng ta cũng cần có phương pháp nhất định. Cleverlearn sẽ giúp bạn liệt kê các bước quan trọng qua bài viết này, bao gồm: chọn bộ đề và chiến lược luyện đề phù hợp với khả năng, nắm rõ các kỹ năng làm đề thi TOEIC, cam kết thời gian và giải đề đầy đủ các phần, bổ sung từ vựng, note lại những lỗi đã mắc phải…

1. Xác định mục tiêu → Chọn bộ đề và chiến lược luyện đề thi TOEIC phù hợp

Đừng chỉ chăm chú luyện đề ngay các bạn nhé. Luyện đề thi TOEIC hay bất cứ kỳ thi nào khác, chúng ta nên chọn đề tùy theo mục tiêu của mình nhé. Bạn muốn đạt 500 TOEIC, hay 700 – 900?

Việc đầu tiên cần làm ngay khi xắn tay vào giải đề là phải xác định 2 chuyện:

  • Mình đang ở đâu
  • Mình muốn đến đâu
  • Mình đi như thế nào để đến đó?

Để xác định mình đang ở đâu, cực kỳ dễ! Cứ tải 1 đề TOEIC về, làm thử full thời gian đi rồi tự đối chiếu với thang đo là biết ngay.

Bước này tuy nói là đơn giản vậy, nhưng nhiều bạn mắc 1 chứng bệnh mãn tính, với căn bệnh này thì làm việc gì cũng chẳng xong!

Đó là bệnh lười, không dành nổi 2 tiếng để thử sức mình thì có nghĩa là fail và lạc trôi ngay từ vòng gửi xe rồi còn gì. Hy vọng đọc xong bài này bạn nào vẫn còn mò mẫn luyện đề mà không biết mình đang ở đâu thì take action ngay, tải đề về làm nhé! Còn việc đề ở đâu thì quá đơn giản. Sách luyện đề rồi đề thi TOEIC quá nhiều luôn.

Tiếp theo xác định xem mình muốn đến đâu. Mức 500 để đủ điểm ra trường? Mức 600 để đổi điểm 10 các học phần? Mức 700 để lấy bằng thạc sĩ? Mức 800 để kiếm việc thật tốt lên chức làm quản lý? Hay mức 900+ để đi dạy luôn?

Mỗi một mục tiêu và xuất phát điểm cần 1 nỗ lực và con đường khác nhau. Nếu:

– Mục tiêu – Xuất phát điểm <= (nhỏ hơn hoặc bằng) 100 điểm: Giải đề nhiều vào, luyện đề cho thật bén, nắm vững các kỹ năng. Ngày nào cũng chăm chỉ thì chưa đến 2 tháng sẽ có kết quả.

– Mục tiêu – Xuất phát điểm nằm trong khoảng 110 đến 250: Thì ngoài việc giải đề chăm chỉ như trên, còn cần phải bổ sung, thật vững kiến thức về ngữ pháp, thuộc thêm tầm 600 đến 800 từ vựng. Nỗ lực không ngừng từ 2 đến 4 tháng sẽ thấy kết quả.

– Mục tiêu – Xuất phát điểm rơi vào mức từ 300 đến đên 500: Ngừng ngay việc giải đề! Giải đề không giúp cho bạn đạt được mục tiêu, thay và đó hãy dành ra cho mình tầm 6 tháng đến 1 năm ôn lại tiếng Anh 1 cách tổng quát. Bắt đầu từ việc bổ sung từ vựng hàng ngày, mỗi ngày 5 – 10 từ. Make sure là trong 6 tháng đến 1 năm đó, tích lũy được thêm 900 – 1200 từ vựng phổ biến (mỗi ngày bao nhiêu thì bạn tự chia nhé). Bên cạnh đó tự tạo cảm hứng cho mình học tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh. Nghe tin tức, đọc sách báo, xem phim tiếng Anh là 1 giải pháp tốt. Ôn lại kỹ càng các điểm ngữ pháp, vững vững rồi thì mới bắt đầu làm lại đề và xác định lại con đường!

 

2. Nắm rõ các kỹ năng làm đề TOEIC → thực hành xuyên suốt

“Lầm lũi làm hoài 1 cách mà đòi kết quả khác đi hả, hãy ngừng mơ đi!”

Nhiều bạn giải đề chăm chỉ lắm, đề chất chồng cả chục cuốn, cuốn nào cũng kín nhít cả, giải hoài, thi hoài, fail hoài. Vẫn chưa xác định ra vấn đề ở đâu, vẫn cứ giải, vẫn cứ làm, vẫn cứ tốn thời gian và vẫn cứ fail.

Chắc hẳn bạn đã nghe một câu nói nổi tiếng từ tổng thống – Abraham Lincoln: “Nếu cho tôi 6h để chặt một cái cây, tôi sẽ dành ra 4h để mài một cái rìu.”

Khi ví von như vậy, cái cây là kỳ thi TOEIC, cái rìu là kỹ năng giải đề! Nếu không mài bén các kỹ năng làm đề và rèn luyên cho nó thật sắc thì dù có tốn nhiều công sức chặt, chặt, chặt với 1 lưỡi rìu cùn thì kết quả cũng không bao giờ như mong đợi.

Trước khi vào giải đề TOEIC, đảm bảo rằng các bạn đã nắm rõ được kỹ năng làm bài hiệu quả cho các phần. Khi làm đề, chúng ta vừa rèn luyện kỹ năng đó, vừa cập nhật kiến thức thì mới hiệu quả được, chứ không phải là cứ lao vào giải theo bản năng, không theo 1 lề lối nào cả.

Các kỹ năng làm đề như: kỹ năng đầu bút chì, kỹ năng bóng mờ, kỹ năng tận dụng thời gian chết, kỹ thuật loại câu sai, kỹ thuật ưu tiên thứ tự trả lời …, mọi người đã nắm hết chưa. Tất cả những kỹ năng này giúp cho chúng ta giải đề 1 cách hiệu quả, đúng nhiều hơn mà tiết kiệm thời gian hơn, cũng như nhận diện được bẫy ngay!

Nếu chưa biết thì đâm đầu vào giải để rất là lãng phí thời gian. Mình khuyến khích mọi người cập nhật những kỹ năng này ngay.

Tài liệu cần tham khảo:  Tactics for TOEICbộ sách Tomato, bạn có thể tham khảo các tài liệu luyện thi TOEIC theo mục tiêu.

3. Tập trung – Cam kết thời gian

Nhiều bạn giải đề chỉ nhè mỗi giải đề thi TOEIC part 5 hoặc thấy câu nào dễ thì làm. Đặc biệt rất thích bỏ qua các phần nghe! Bên cạnh đó vừa giải đề, vừa lướt facebook vừa nhắn tin zalo, chat viber. Mất tập trung.

Mình xin nhắc nhở mọi người rằng nếu đã chọn cách giải đề để học TOEIC thì điều cơ bản ít nhất phải làm được đó là dành thời gian, tập trung làm trọn vẹn bộ đề, nếu không dành được full 2 tiếng, thì ít nhất cũng phải sắp xếp làm full phần TOEIC Reading hoặc phần TOEIC Listening nhé!

Khi làm một mạch như vậy, mọi người sẽ rèn luyện được 1 kỹ năng vô hình nhưng rất là có trọng lượng khi vào thi thật TOEIC. Đó là kỹ năng GIỮ ĐƯỢC SỰ TẬP TRUNG VÀ TỈNH TÁO dù bị dập thông tin liên tục trong vòng 2 giờ đồng hồ. Đây là 1 trong những kỹ năng hết sức là lợi hại.

Kỹ năng này lý giải việc tại sao khi đang nghe bỗng tự nhiên bạn mất tập trung đi 1 vài giây, quay lại là đi luôn 1 mạch, chẳng nghe được gì nữa, hay là nghe xong rồi mà chẳng nhớ nổi thông tin. Còn đối với phần đọc đó là biểu hiện lâng lâng, mệt mỏi, hay nhân gian còn gọi là hiện tượng “đọc không vô” chữ là vậy.

Nếu các bạn không tự rèn luyện bản thân mình, não bộ mình vào một môi trường tương tự như tình huống thi thật, từ đó điều chỉnh, gia tăng khả năng tập trung khi tiếp nhận một lượng lớn thông tin của bản thì thì đi thi rất khó đạt được điểm cao. Và các tốt nhất đề làm được điều đó là hãy tập trung giải đề trọn vẹn trong 1 khoảng thời gian quy định là 2 tiếng nhé!

Bên cạnh đó, đừng xem nhẹ phần nào cả, đặc biệt là phần nghe. Nhiều bạn nản nghe lắm, tuy nhiên nếu cố gắng học từ, chăm chỉ nghe mỗi ngày, xem những chương trình yêu thích và luyện nghe theo như những gì thầy hướng dẫn trong 5 bí quyết này thì khả năng nghe của bạn sẽ phát triển nhanh chóng. Một sự thật rất ít bạn biết đó là phần nghe lên điểm nhanh hơn phần đọc, và khả năng bạn luyện đến max điểm nghe cũng dễ hơn là max điểm đọc đấy nhé! Cho nên nếu bạn đang bị kéo điểm phần nghe, đừng hoảng sợ, hãy xem nó là 1 cơ hội để bức phá điểm phần nghe và đạt được mục tiêu TOEIC!

4. Follow-up sau mỗi lần giải đề thi TOEIC → bổ sung từ vựng, note lại những lỗi đã mắc phải

Giải đề đã mệt rồi, còn phải dành thời gian chữa đề, note lại lỗi, học từ vựng nữa chứ, ai mà rảnh rỗi làm cho nỗi. Có phả bạn đang nghĩ thế không nào?

“No pain, no gain”, một câu thành ngữ tiếng Anh cực kỳ nổi tiếng và đúng trong hầu hết các trường hợp. Không nỗ lực làm sao gặt hái được thành công đây. Chữa đề quà là 1 phần chán phèo, và hầu hết người bình thường không muốn làm công việc này. Chỉ những bạn quyết tâm cao độ, không ngại khó, ngại khổ, quyết tâm thực hiện thì mới gặt hái được kết quả ngọt ngào mà thôi.

Khích lệ tinh thần 1 xíu thôi. Giờ vào vấn đề chính đây. Các bước sau khi giải đề là gì!

Đầu tiên, dĩ nhiên là chấm điểm rồi. Có nhiều thang điểm TOEIC để đối chiếu, tuy nhiên để đánh giá được sự tiến bộ, thì khuyến khích là bạn sử dụng thang điểm nào cũng được, nhưng phải sử dụng liên tục và xuyên suốt

Sau khi chấm điểm xong rồi, nên dò lại những câu nào mình sai và tìm ra nguyên nhân. Đối với phần nghe thì dò transcript, xem coi chỗ đó tại sao lúc nãy mình nghe không được. Có các nguyên nhân như sau:

Từ đơn giản, bắt nhịp không kịp hiểu ⇒ cần phải luyện nghe nhiều, xem phim Mỹ, truyền hình thực tế nói tiếng Anh nhiều hơn

  • Không biết từ phải bổ sung kho từ vựng
  • Biết từ mà nghe không ra Xem lại cách phát âm

Khi biết nguyên nhân rồi thì những lần sau cố gắng khắc phục!

Đối với các phần trong phần đọc. Phần 5&6 phải truy tìm cho ra nguyên nhân mình sai, nếu là ngữ pháp thì chắc chắn phải tìm cho ra tại sao mình sai, nếu kiến thức bạn không đủ để giải thích, thì hãy tích cực hỏi. Vào các group luyện TOEIC trên facebook hỏi cũng là một cách. Nếu câu đó về từ vựng thì phải tra ngọn nguồn các từ, cách sử dụng để học luôn.

Đối với phần 7, khi tự chữa đề cần phải chú ý cách thông tin được ẩn giấu như thế nào và đừng quá sa đà vào việc dò tất cả từ vựng. Có bạn dò từ bài đọc TOEIC và ghi nghĩa bút chì kín đen kịt cả sách luôn đấy. Các dò như vậy chỉ kiến bạn mệt mỏi và nản thêm thôi. Chỉ dò những từ vựng TOEIC nào bạn cảm thấy không thể thiếu nếu muốn hiểu bài và hạn chế dịch bài để hiểu, ưu tiên đọc hiểu bằng chính tiếng Anh.

Bước cuối cùng, ghi chú lại tất cả những gì đã học được bao gồm cấu trúc mới, từ vựng mới, những cặp từ hay đi với nhau và tất tần tật những gì cần chú ý.

Chúc các bạn thành công!

{Sưu tầm}

 

 

Leave A Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối Tác - Khách Hàng

0986.000.664