fbpx

IELTS Listening: Luyện đề như thế nào cho đúng cách!?

Phần thi IELTS Listening thực tế không phải là khó. Hiện nay, lượng thí sinh Việt Nam đạt điểm Listening cao trong kì thi này ngày càng nhiều. Dưới đây là một số lưu ý khi làm đề và học từ đề IELTS Listening mà Cleverlearn tổng hợp được:

  1. Luyện đề

Khi bạn cảm thấy mình đã có khả năng và kĩ năng nghe tương đối ổn (bằng cách luyện nghe radio từ BBC, VOA, TED, …), hãy tự tin bắt đầu làm các đề nghe IELTS.

Vậy câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để biết đủ khả năng nghe để làm đề?! Theo kinh nghiệm của bản thân, cộng với lời khuyên từ các cuốn đề Cambridge, nếu như bạn làm đề nghe của Cam 8 (sát đề thi thật nhất) mà được từ 27 – 28 câu đúng thì bạn có thể bắt tay vào luyện đề rồi.

Nếu như bạn đã đạt được mức điểm như trên, thì trong vòng 1 tháng cho đến 1 tháng rưỡi trước ngày thi bạn sẽ bắt đầu làm các đề thi IETLS mà bạn có thể tìm được. Tuy nhiên không nên làm lộn xộn mà nên làm từ dễ đến khó để có thể theo dõi sự tiến bộ của bản thân. Hiện có rất nhiều sách luyện đề, các bạn có thể làm các cuốn như sau (đã sắp xếp từ dễ đến khó):

Bộ sách

+ IELTS Builder
+ IELTS Cambridge 1 – 8
+ IELTS for academic purpose
+ Achieve IELTS Practice test
+ Plus 1 – 3
+ IELTS Practice tests của Peter May

Một lưu ý nữa là bạn hãy để dành cuốn nào mà sát đề thi thật nhất đến tuần cuối sát ngày thi làm nhé.

  1. Học từ luyện đề

Trong vòng 1 tháng rưỡi nếu chỉ luyện đề, chắc có nhiều bạn lo lắng vì không được luyện tập và học thêm các kiến thức mới. Thế nhưng thực tế những gì bạn học được khi làm đề sẽ còn quý giá hơn cả việc bạn luyện tập trước đó cả mấy tháng trời đấy

Khi làm đề, các bạn chú ý làm đúng lượng thời gian quy định. Sau đó chữa xem mình sai đúng được bao nhiêu, nhưng đặc biệt nhớ tập trung vào những câu sai. Hãy xem lại tất cả các câu mình bị sai và tìm ra nguyên  nhân bằng cách nghe lại, sau đó đọc transcripts.

Dưới đây mình sẽ liệt kê 1 số lỗi sai hay mắc phải (những lỗi này rất có thể sẽ lặp lại trong kì thi thật nên bạn cần chú ý để không mắc phải nữa):

Một là nghe đuôi “s” (danh từ số nhiều). Khi mới bắt đầu làm đề, mình bị sai lỗi này cực nhiều. Thường thì 1 đề có trung bình từ 2 – 4 câu dạng có đuôi s hay k có đuôi s, mà những câu đáp án này chỉ khó ở nghe số ít/nhiều, chứ còn nghe được từ thì là không khó. Vì thế nếu các bạn để mất điểm những phần này thì rất phí.

Cách đối phó: Khi đọc trước các phần câu hỏi, những chỗ nào mà bạn nghi sẽ là 1 danh từ thì hãy đánh dấu lại để khi nghe chú ý nghe cả từ. Đừng vội ghi đáp án và quá hưng phấn vì bắt được từ đó, mà phải giữ bình tĩnh để nghe được cả đuôi của nó. Thường các từ này, người nói sẽ phát âm khá rõ đuôi cho mình, chỉ cần các bạn chú ý là có thể nghe được.

Hai là từ viết cách hay liền. Trong tiếng Anh có rất nhiều từ được ghép từ 2 từ quen thuộc mà mình biết, nhưng mình lại không biết chắc là sẽ viết 2 từ đó liền nhau hay có cách ở giữa. Mình có thể liệt kê một số từ sau: gasworks, back door, oceanfront, …

Cách đối phó: Những từ này thì khi nghe hầu như bạn sẽ không thể biết được là viết cách hay liền, mà chỉ còn cách là làm nhiều và học thuộc để nếu sau rơi vào sẽ không bị nhầm lẫn. Vì thế, khi chữa bài nghe của mình, nếu có câu sai dạng này bạn hãy viết lại cẩn thận vào 1 cuốn sổ để có thể thường xuyên xem lại nhé.

Ba là hiểu nhầm ý của người nói mà chọn sai đáp án. Ví dụ trong dạng Multiple choice hay Classification, các bạn rất dễ gặp lỗi này. Ở các bài dạng này, người nói thường sẽ đề cập đến tất cả các phương án lựa chọn, nên bạn phải nghe kĩ từng từ và tư duy để chọn được đáp án đúng.

Cách đối phó: Đôi khi có những cách diễn đạt ý của người nói mà bạn không  hiểu được là họ đang đồng ý hay không về 1 vấn đề nào đó. Vì thế khi bạn nghe và chữa bài, hãy xem transcript để ghi lại những “expressions” đó, và thường xuyên đọc lại.

Trên đây là một số mẹo hay cho bạn khi tập trung luyện đề IELTS Listening. Chúc các bạn thành công!

 

{Sưu tầm}

 

Leave A Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối Tác - Khách Hàng

0986.000.664